Sự khan hiếm nước bởi biểu hiện của ô nhiễm môi trường

Lượt xem:

Đọc bài viết

Một trong những vấn đề nan giải trên toàn thế giới kể cả Việt Nam hiện nay đó là tình trạng khan hiếm nước sạch bởi các biểu hiện của ô nhiễm môi trường nước gây ra. Cụ thể là như thế nào, cùng mình tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Bề mặt Trái Đất có tới 71% là nước, nhưng chỉ có 4% là nước ngọt và 0,5% trong đó là nước sạch mà con người có thể sử dụng an toàn.

Thế giới lên tiếng việc thiếu nước sạch bởi biểu hiện của ô nhiễm môi trường

Theo báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc, hiện 2/3 dân số thế giới đang sống trong các khu vực bị thiếu nước ít nhất 1 tháng/ 1 năm. Một nửa trong số đó họ sống tại Trung Quốc và Ấn Độ. Con người sử dụng nước sạch nhanh hơn mức độ thiên nhiên có thể cung cấp, kéo theo nạn đói, dịch bệnh, xung đột và di cư ở một số khu vực. Dự báo đến năm 2025, khoảng 2/3 thế giới sẽ không còn nước sạch để sử dụng do các biểu hiện của ô nhiễm môi trường như: rác thải, chất hoá học, nước nhiễm mặn,…
Liên Hợp Quốc cho rằng: Tái chế nước thải là giải pháp tối ưu, giúp làm dịu nạn khan hiếm nước sạch toàn cầu, đồng thời còn giúp bảo vệ môi trường. Bài học kinh nghiệm từ nhiều quốc gia như: Israel, Singapore, Nhật Bản, Nam Phi đã cho thấy hiệu quả của việc biến nước thải thành nước sinh hoạt, có thể giúp đẩy lùi nguy cơ ngày không nước.

Khủng hoảng thành phố Cap Town bởi biểu hiện của ô nhiễm môi trường – thiếu nước

Cap Town: Một trong những thành phố đẹp nhất thế giới, biểu tượng của ngành du lịch toàn cầu, thành phố Cap Town của Nam Phi được thiên nhiên ưu ái với những bãi biển tuyệt đẹp, những rạn núi hùng vĩ hay những khu vườn thực vật huyền bí. Vẻ đẹp hoang dã, hiện đại và độc đáo của miền đất trù phú nhất Châu Phi này đã thu hút tới hơn 10 triệu lượt du khách mỗi năm và riêng Cap Town là 2 triệu lượt. Năm ngoái, ngành công nghiệp không khói thu về 33 tỷ đô la Mỹ, đóng góp 9% GDP của Nam Phi.
Rồi một ngày, các khách sạn yêu cầu khách không sử dụng bồn tắm và hạn chế tắm vòi hoa sen đến tối đa 2 phút
Các siêu thị hạn chế số chai nước mà mỗi khách được phép mua
Một số nhà hàng chuyển sang dùng cốc và đĩa giấy, các trung tâm mua sắm thì thay thế các vòi nước máy bằng những bình xịt khử trùng tay.
Rửa xe ô tô bằng vòi xịt bụi
Có trung tâm thể thao thậm chí còn lắp còi báo động nếu một người sử dụng phòng tắm quá 2 phút
Để được tắm một cách thoải mái người dân Nam Phi không còn cách nào khác là ra nước ngàoi. Thậm chí là ở những nơi công cộng còn có những tấm biển với dòng chữ “Không gội đầu là hành vi thể hiện trách nhiệm xã hội”.
Khi nguồn tài nguyên thiên nhiên tưởng chừng như vô tận lại trở thành thứ tài sản quý hiếm.
Ngành công nghệp không khói của Cap Town cũng như của Nam Phi đã bị một đòn gián mạnh do cuộc khủng hoảng nước bởi biểu hiện của ô nhiễm môi trường đang diễn ra tại đây.
Nghiêm trọng hơn các hồ chứa, đầm nước và thác nước vốn tạo nên nguồn sống và cảnh quan tuyệt vời cho Nam Phi cũng bị cạn kiệt. Trong suốt vài thập kỷ, con đập Theewaterskloof đã cung cấp nửa lượng nước sinh hoạt hằng ngày cho hơn 4 triệu người tại Cap Town và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, sua 3 năm hạn hán kéo dài nguồn nước dự trữ trong đập đã gần hết. Khi công suất của đập giảm xuống dưới 13,5% tất cả vòi nước ngừng hoạt động. Những hồ nước và khu vườn quốc gia xanh tươi biến dần thành sa mạc.
Đối mặc với tình trạng khan hiếm nước sạch do biểu hiện của ô nhiễm môi trường, chính quyền địa phương yêu cầu người dân chỉ sử dụng 50 lít rồi đến 25 lít nước mỗi ngày một người, giảm tới 40% so với quy định trước đây. Đó là mức tiêu chuẩn sống sót tối thiểu theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
Giá nước sinh hoạt ở đây hiện cao gấp 5 lần những năm trước.
Bể chứa nước, máy hút ẩm, loại thiết bị được quảng cáo là giúp thu hoạch nước từ không khí là những mặt hàng bán rất chạy. Nhiều người bị mất việc làm vì dành quá nhiều thời gian cho việc xếp hàng để lấy nước.
Chỉ có thợ khoan giếng là nhận đơn đặt hàng tới tấp, đến nỗi không thực hiện xuể.
Nguy cơ xảy ra hỗn loạn xã hội rất dễ xảy ra do thiếu nước. Hạn hán ở mức độ nghiêm trọng. Nam Phi tuyên bố thảm hoạ quốc gia.

Một số giải pháp thế giới đưa ra để hạn chế việc nguồn nước bị khan hiếm bởi biểu hiện của ô nhiễm môi trường.

Đề xuất chiến lược nhằm biến nước thải từ một vấn đề thành một giải pháp. Ngoài việc giảm thiểu ô nhiễm ngay từ đầu, cần tập trung loại bỏ các chất ô nhiễm từ các đường ống nước thải, tái sử dụng nước và tái sử dụng các phụ phẩm hữu ích.
Chẳng hạn như Nhật Bản đã ban hành đạo luật vào năm 2015, trong đó yêu cầu tất cả các công ty nhà máy phải có hệ thống tái sử dụng nước thải. Đáng chú ý thành phố Osaka đã sản xuất 6.500 tấn nhiên liệu một năm, từ 43.000 tấn nước cống để tạo ra điện.
Bên cạnh việc đối phó bằng những biện pháp trước mắt như khoan, khai thác tầng nước ngầm hay xây dựng các nhà máy khử muối trong nước biển,…Các cơ quan nhà nước cần chú trọng việc kiểm soát dân số, phân bổ đồng đều các nguồn nước ngầm, đồng thời có các biện pháp giảm thiểu tác động, ứng phó với biến đổi khí hậu. Những biện pháp mang tính chiến lược như vậy sẽ đem lại hiệu quả lâu dài góp phần đẩy lùi thảm hoạ thiếu nước sinh hoạt không chỉ ở Cap Town mà còn ở nhiều thành phố trên thế giới.
Sau khi đã tìm hiểu về bài viết trên thì chắc hẳn ai cũng lo sợ vấn đề thiếu nước. Đúng vậy, tuy Việt Nam chúng ta đủ nước để dùng hay nói cách khác là chưa gặp tình trạng thiếu nước nghiêm trọng như vậy nên chưa nhận thức được. Sự khan hiếm nước bởi biểu hiện của ô nhiễm môi trường. Vì vậy, qua bài đọc này, dự báo thời tiết hôm nay hi vọng mọi người có thể ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và sử dụng một cách tiết kiệm.